TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài : Đánh giá tình hình thị lực , tỷ lệ mắc cận thị học đường của học sinh trường trung học phổ thông Đan Phượng năm 2017
Chủ nhiệm đề tài : Bs CK1 Đỗ Thị Nhung Tel : 0934460488
Email : Donhung139@gmail.com
Cơ quan chủ trì đề tài : Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng
Cá nhân phối hợp thực hiện : Điều dưỡng Bùi Thị Nga
Cơ quan phối hợp thực hiện : Trường THPT Đan Phượng
Thời gian thực hiện : Từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017
- Đặt vấn đề :
Chương trình học của trẻ em ngày càng nặng nề, vệ sinh lớp học không đảm bảo, việc sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng nhiều, giải trí của trẻ em sau giờ học chủ yếu dùng mắt nhìn gần là những điều kiện thuận lợi làm cho thị lực của trẻ giảm nhanh và gia tăng tỷ lệ cận thị.
Tại địa bàn huyện Đan Phượng, đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về tỉ lệ mắc tật khúc xạ nói chung, cận thị học đường nói riêng.
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu : “ Đánh giá tình hình thị lực, tỷ lệ mắc cận thị học đường của học sinh trường THPT Đan Phượng năm 2017”
- Mục tiêu đề tài :
- Tình hình thị lực của học sinh trường THPT Đan Phượng.
- Xác định tỷ lệ mắc cận thị học đường của học sinh trường THPT Đan Phượng.
- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu :
- Đối tượng : Học sinh trường THPT Đan Phượng
- Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp mô tả cắt ngang.
- Kết quả :
- Tỷ lệ giảm thị lực của học sinh trường THPT Đan Phượng là : 53,4 %,
- Tỷ lệ mắc cận thị học đường của học sinh trường THPT Đan Phượng là : 53,3 %
- Bàn luận :
- Nguyên nhân giảm thị lực của học sinh trường PTTH Đan Phượng chủ yếu là do cận thị học đường, chiếm 99,7%. Do vậy, gần như không có sự khác biệt giữa tỷ lệ giảm thị lực và tỷ lệ mắc cận thị học đường (53,4% và 53,3%)
- Tỷ lệ giảm thị lực và tỷ lệ mắc cận thị học đường của học sinh trường THPT Đan Phượng rất cao, chiếm tỷ lệ > 50% , không có sự khác biệt giữa các khối,nhưng có sự khác biệt giữa giới nam và nữ :tỷ lệ giảm thị lực và mắc cận thị học đường của nữ cao hơn nam.
- Kết luận :
- Tỷ lệ giảm thị lực của học sinh trường THPT Đan Phượng cao : 53,4 %, nguyên nhân chủ yếu là do cận thị học đường, chiếm tỷ lệ 99,7%
- Tỷ lệ mắc cận thị học đường của học sinh trường THPT Đan Phượng cao , chiếm tỷ lệ 53,3 %
- Khuyến nghị :
Tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe học đường. Chú trọng phổ biến kiến thức phát hiện, chăm sóc cận thị học đường và vệ sinh thị giác cho các đối tượng như cán bộ y tế học đường, thầy cô giáo, các em HS và phụ huynh HS từ trường mầm non và tất cả các cấp học. Từ đó có nhận thức và thái độ đúng để thực hiện tốt vệ sinh học tập, hạn chế các thói quen xấu không phù hợp như : tư thế ngồi học không đúng, thời gian để mắt nhìn gần kéo dài, hay chơi điện tử, không chịu luyện tập thể thao …. Cũng như phát hiện sớm cận thị học đường, khám và đeo kính đúng, hạn chế tăng số kính .
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài